Hiển thị các bài đăng có nhãn kinh tế đầu tư. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn kinh tế đầu tư. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 10 tháng 5, 2016

Hồ sơ Panama được xem là một trong những hồ sơ cất trữ những vụ bê bối lớn về tài chính mà điển hình là trốn thuế. Thuế đối với rất nhiều các quốc gia đó là nguồn thu chính. Vì vậy, hồ sơ Panama đã đề cập đến vấn đề vô cùng quan trọng đối với những quốc gia trên thế giời.

Hồ sơ Panama và những hệ lụy

Từ khi được tiết lộ cho tới nay thì đã có rất nhiều những quan chức cấp cao trên thế giới lao đao. Đặc biệt trong số đó có những người đứng đầu những tổ chức phi chính phủ lớn, những người đứng đầu các quốc gia với số tài sản khổng lồ.


-Trụ sở UEFA bị khám xét và chủ tịch FIFA từ chức: Ngày 7/4, Cảnh sát Liên bang Thụy Sĩ đã bất ngờ khám xét trụ sở của Liên đoàn Bóng đá châu Âu (UEFA - có trụ sở chính tại TP Nyon, bang Vaud, phía Tây Thụy Sĩ), thu giữ tất cả các hợp đồng ký kết với Công ty Cross Trading (có tên trong danh sách vụ bê bối "Hồ sơ Panama"), liên quan đến việc cung cấp bản quyền truyền hình phát sóng tại khu vực Xích đạo các trận đấu trong khuôn khổ Cúp C1 từ năm 2006 - 2009.
Theo thông tin ban đầu, ngay sau khi ký được hợp đồng bản quyền với UEFA trị giá 111.000 USD, Công ty Cross Trading đã lập tức bán lại hợp đồng bản quyền này cho Công ty Teleamazonas với mức giá 311.000 USD.
-Quan chức đầu tiên của FIFA từ chức: Sau khi "Hồ sơ Panama" được công bố, ông Juan Pedro Damiani, người Uruguay, Ủy viên Pháp lý của Ủy ban Đạo đức Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) đã phải từ chức.
-Chính trường Argentina "dậy sóng" vì "Hồ sơ Panama": Ngày 6/4, cơ quan tư pháp Argentina đã ra lệnh bắt giữ doanh nhân Lazaro Baez, vì nghi ngờ có hành vi biển thủ, rửa tiền dưới thời vợ chồng cựu Tổng thống Kirchner (ông Néstor Kirchner làm Tổng thống nhiệm kỳ 2003 - 2007, còn bà Cristina Kirchner làm Tổng thống nhiệm kỳ 2007 - 2015).
-"Hồ sơ Panama" gây áp lực cho Thủ tướng Anh: Dù không có tên, nhưng Thủ tướng Anh David Cameron hiện phải chịu sức ép nặng nề vì tên của người cha quá cố Ian Cameron có trong danh sách của "Hồ sơ Panama".
-Thủ tướng Iceland "thất thủ": Sau khi "Hồ sơ Panama" được công bố, dưới sức ép của dư luận trong nước, ngày 6/4, Thủ tướng Iceland Sigmundur David Gunnlaugsson đã phải tuyên bố từ chức.
Như vậy với những ảnh hưởng mà Hồ sơ Panama đã gây ra cho chính trường thế giới thì đây được xem là một trong những vụ bê bối lớn nhất từ trước tới nay có ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của các quốc gia và những người đứng đầu các quốc gia đó. 
Hường Cao
Nguồn tham khảo: thanhtra.com.vn
Trong những ngày qua chúng ta đã được nghe rất nhiều đến hồ sơ Panama và các nhà chính trị đang đau đầu để giải quyết vấn đề này. Vậy Hồ sơ Panama là gì? Hồ sơ Panama nhằm vào ai? Thực thể nào đang nắm giữ một lượng bí mật lớn có thể làm ảnh hưởng đến toàn thế giới?

Hồ sơ Panama là gì?

Hồ sơ Panama được hiểu là một lượng tài liệu khổng lồ bao gồm 11,5 triệu tài liệu, hoặc 2,6 terabyte tiết lộ về cách thức kiếm tiền và cất giấu tài sản của những người giầu có và những nhà chính trị lớn.


Tờ Süddeutsche Zeitung sau khi nhận được tài liệu đã chia sẻ với Hiệp hội các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ), một tổ chức phi chính phủ, cùng hơn 100 tờ báo và 400 phóng viên tại 80 quốc gia. Sueddeutsche Zeitung cho biết trong 11,5 triệu tài liệu có 4,8 triệu email.
Công ty luật của Panama hoạt động tại 42 quốc gia trên toàn thế giới với đội ngũ nhân lực khoảng 600 người. Họ chủ yếu làm việc trong lĩnh vực tài chính, có quan hệ hợp tác với nhiều tập đoàn lớn như Deutsche Bank, HSBC, Société Générale, Credit Suisse, UBS, Commerzbank và Nordea. Công ty này hiện đã "góp tay" trong hoạt động của 300.000 công ty nhỏ khác, chủ yếu ở các khu vực được ưu đãi thuế.

Hồ sơ Panama nhằm vào ai?

Trong lần tiết lộ hồ sơ Panama này có rất nhiều những thông tin cáo buộc 143 chính trị gia, trong đó có 12 lãnh đạo chính trị cấp cao cùng với 215.000 công ty vỏ bọc nước ngoài và 14.153 khách hàng có mối liên hệ với Mossack Foseca.


Những chính trị gia có mặt trong cáo buộc của Panama lần này là những nhà chính trị lớn của các cường quốc:
Tổng thống Argentina Mauricio Macri, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko, Thủ tướng Iceland Sigmundur David Gunnlaugsson, Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif, Vua Saudi Arabia Salman; cựu vương Qatar Hamad bin Khalifa al-Thani và cựu thủ tướng Hamad bin Jassim bin Jaber al-Thani.
Hâu quả nghiêm trọng trong lần tiết lộ bí mật Panama lần này:
Thủ tướng Iceland Sigmundur David Gunnlaugsson đã phải tuyên bố từ chức sau khi hàng nghìn người biểu tình hôm 3/4 tập trung trước quốc hội Iceland ở thủ đô Reykjavik và phe đối lập trong chính phủ đang lên kế hoạch tổ chức bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với ông.
Phát ngôn viên của điện Kremlin, ông Dmitry Peskov, tuyên bố đây là hành động nhằm bôi nhọ lãnh đạo, gây bất ổn với Nga.
Một số nước như Australia, New Zealand và Anh tuyên bố cơ quan thuế của họ đã sẵn sàng vào cuộc điều tra các cáo buộc tham nhũng, trốn thuế, rửa tiền.
Theo tờ Independent, hồ sơ Panama tiết lộ một số cộng sự của Tổng thống Nga Vladimir Putin có liên quan đến hoạt động rửa tiền. Hoạt động này được điều hành bởi Ngân hàng Rossiya, ngân hàng bị Mỹ và EU trừng phạt sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea từ Ukraine.
Như vậy nhìn tổng thể có thể thấy hồ sơ Panama lần này có ảnh hưởng xấu đến những nhà chính trị gia đang tại vị. Đặc biệt là những nhà chính trị Nga và thân Nga.
Vẫn chưa có minh chứng nào nói về việc hồ sơ Panama lần này nhằm vào nước Nga nhưng những hậu quả của vụ việc lần này vẫn đang được rất nhiều nhà lãnh đạo tìm cách khỏa lấp.
Hường Cao
Nguồn tham khảo vnexpress.net